Và việc ly hôn, chia tay ở Lào cũng rất nhanh gọn và nhẹ nhàng.
Người Lào thực sự rất coi trọng và gìn giữ các phong tục truyền thống của mình, đặc biệt trong đó là tục cưới hỏi, hôn nhân theo truyền thống lâu đời rất độc đáo.
Trước khi ấn định ngày cưới, hai bên gia đình phải tổ chức một lễ ăn hỏi gọi là lễ "Su Khor", trong đó họ phải đi đến thống nhất với nhau về “giá” cô dâu. “Giá” hay sính lễ này là một khoản hoàn trả cho công nuôi dưỡng của cha mẹ cô dâu. Thông thường, điều này phụ thuộc vào địa vị xã hội của cả hai bên và được đánh tiếng qua lại từ trước.
Lễ ăn hỏi là đặc biệt quan trọng, gần như là một lễ ký kết hợp đồng, trong đó nêu rõ ràng tài sản trước khi cưới của cô dâu chú rể và các điều kiện chi tiết khác, chính vì thế khi người Lào chia tay rất ít xảy ra tranh chấp. Điều nảy cũng phần nào đó xuất phát từ tính cách, phong cách sống nhẹ nhàng ở nơi đây.
Vào ngày cưới, sau nghi lễ truyền thống và buộc chỉ cổ tay, chú rể sẽ trao sính lễ như đã thoả thuận cho cha mẹ cô dâu. Sau đó là nghi lễ Hae Kheuy rất trang trọng gồm cả múa hât, chơi nhạc cụ dọc trên đường chú rể đi. Sau khi uống cùng cô dâu và bước qua một “cửa bạc” và một “cửa vàng”, tại đó sẽ phải trả lời các câu hỏi và trả tiền để mở cửa, chú rể sẽ chính thức được chào đón vào nhà.
Cũng có thể việc chia tay nhẹ nhàng còn phần nào đó do tục ở rể. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều cặp đôi cũng chọn ra ở riêng, nhưng những nghi lễ và phong tục sống trong gia đình theo chế độ mẫu hệ vẫn được duy trì. Người phụ nữ đóng vai trò khá chủ động và bình đằng với chồng trong mọi công việc gia đình.